MỘT CHÚT CẢM
NHẬN VỀ TẬP THƠ
THU HOANG ĐƯỜNG – Tập thơ của Lê Văn Trung.
THU HOANG ĐƯỜNG – Tập thơ của Lê Văn Trung.
Chiều ngày hôm qua (24/06/2023), tôi hoàn bất ngờ trước một món quà rất
quý hiếm mà nhà thơ Lê Văn Trung đã gửi tặng cho tôi đó là: Tập thơ THU HOANG ĐƯỜNG của ông, đã được xuất bản từ năm 2018, đến nay
đã được 4 năm rồi. Với mọi người có thể là tập thơ đã rất cũ, nhưng với tôi thì
rất mới. Bởi vì, lần trước khi được tiếp cận với tập thơ DẠ KHÚC, nó đã làm cho
tôi rất yêu quý và vô cùng ngưỡng mộ thơ của Lê Văn Trung. Tôi đã viết được 10
bài cảm nhận liên quan đến tập thơ đó, đặc biệt, thông qua tập thơ đó tôi đã
quay lại đọc và thưởng thức thơ Hàn Mặc Tử một cách cẩn thận, chu đáo hơn và
cảm thấy rất thú vị và rất ĐÊ MÊ. Tôi đã có 2 bài, trong 10 bài cảm nhận nói
trên có sự liên hệ giữa thơ LVT và thơ Hàn Mặc Tử.
Đối với tôi, thơ của Lê Văn Trung giống như một nhân chứng, một hình bóng vô cùng sống động cho những gì tôi cảm nhận được về Thơ ca nói chung và Thơ của Hàn thi sĩ nói riêng. Thơ ca không phải là một khoa học theo nghĩa vật lý, toán học và hoá học là những khoa học. Nhưng Thơ ca vẫn là một khoa học đặc biệt, vì nó chính là sự hiểu biết tối thượng: Từ KHOA HỌC có nghĩa là BIẾT. Và nếu Thơ ca không phải là khoa học thì còn gì là khoa học. Bởi vì, sự hiểu biết cao nhất, là sự hiểu biết thuần khiết nhất của trái tim, của tâm hồn, thậm chí của LINH HỒN con người. Khoa học thông thường là kiến thức, không phải là BIẾT, trong khi đó Thơ ca tự bản thân nó chính là BIẾT. Khoa học thông thường là định hướng đối tượng – Nó biết một cái gì đó, do đó nó là kiến thức. Trong khi đó Thơ ca, không là sự định hướng đối tượng (mặc dù một tứ thơ có tựa đề); Nó không có đối tượng, nó biết KHÔNG về điều gì. Cái biết biết về chính mình, như thể gương đang phản chiếu chính nó. Nó là hoàn toàn tinh khiết về tất cả các nội dung. Do vậy Thơ ca không chỉ là kiến thức mà còn là sự NHẬN BIẾT.
Khi tôi đọc thơ của LVT trên mạng, thường là tôi cũng sẽ đọc nhanh, cho nên không cảm nhận được hết những cái hay, cái đẹp của thơ ông. Khi bạn có trong tay tập thơ, khi bạn đọc một bài thơ nào đó, thì tâm trí của bạn mới hoàn toàn tập trung vào bài thơ đó được. Khi đó bạn mới thấy hay, thấy ngấm, tiếng thơ, hồn thơ mới len được vào trái tim, tâm hồn của bạn được.
Thơ Lê Văn Trung, đã nhắc tôi một điều rằng: Cuộc sống bao gồm cả những NỖI BUỒN. Và nỗi buồn cũng đẹp; Nó có chiều sâu riêng, sự tinh tế riêng, khẩu vị riêng, hương vị riêng của nó. Con người sẽ nghèo hơn nếu anh ta không biết buồn. Anh ta sẽ bị bần cùng hoá, cực kỳ nghèo nàn nếu như anh ta không biết BUỒN. Khi đó tiếng cười của anh ta sẽ nông cạn, tiếng cười của anh ta sẽ không có chiều sâu, bởi vì chiều sâu của nó chỉ đến qua NỖI BUỒN. Chẳng hạn, chúng ta đến với bài thơ HIU HẮT BUỒN NHƯ TIẾNG THỞ DÀI – Bài thơ thứ 70, trong tập thơ:
Đối với tôi, thơ của Lê Văn Trung giống như một nhân chứng, một hình bóng vô cùng sống động cho những gì tôi cảm nhận được về Thơ ca nói chung và Thơ của Hàn thi sĩ nói riêng. Thơ ca không phải là một khoa học theo nghĩa vật lý, toán học và hoá học là những khoa học. Nhưng Thơ ca vẫn là một khoa học đặc biệt, vì nó chính là sự hiểu biết tối thượng: Từ KHOA HỌC có nghĩa là BIẾT. Và nếu Thơ ca không phải là khoa học thì còn gì là khoa học. Bởi vì, sự hiểu biết cao nhất, là sự hiểu biết thuần khiết nhất của trái tim, của tâm hồn, thậm chí của LINH HỒN con người. Khoa học thông thường là kiến thức, không phải là BIẾT, trong khi đó Thơ ca tự bản thân nó chính là BIẾT. Khoa học thông thường là định hướng đối tượng – Nó biết một cái gì đó, do đó nó là kiến thức. Trong khi đó Thơ ca, không là sự định hướng đối tượng (mặc dù một tứ thơ có tựa đề); Nó không có đối tượng, nó biết KHÔNG về điều gì. Cái biết biết về chính mình, như thể gương đang phản chiếu chính nó. Nó là hoàn toàn tinh khiết về tất cả các nội dung. Do vậy Thơ ca không chỉ là kiến thức mà còn là sự NHẬN BIẾT.
Khi tôi đọc thơ của LVT trên mạng, thường là tôi cũng sẽ đọc nhanh, cho nên không cảm nhận được hết những cái hay, cái đẹp của thơ ông. Khi bạn có trong tay tập thơ, khi bạn đọc một bài thơ nào đó, thì tâm trí của bạn mới hoàn toàn tập trung vào bài thơ đó được. Khi đó bạn mới thấy hay, thấy ngấm, tiếng thơ, hồn thơ mới len được vào trái tim, tâm hồn của bạn được.
Thơ Lê Văn Trung, đã nhắc tôi một điều rằng: Cuộc sống bao gồm cả những NỖI BUỒN. Và nỗi buồn cũng đẹp; Nó có chiều sâu riêng, sự tinh tế riêng, khẩu vị riêng, hương vị riêng của nó. Con người sẽ nghèo hơn nếu anh ta không biết buồn. Anh ta sẽ bị bần cùng hoá, cực kỳ nghèo nàn nếu như anh ta không biết BUỒN. Khi đó tiếng cười của anh ta sẽ nông cạn, tiếng cười của anh ta sẽ không có chiều sâu, bởi vì chiều sâu của nó chỉ đến qua NỖI BUỒN. Chẳng hạn, chúng ta đến với bài thơ HIU HẮT BUỒN NHƯ TIẾNG THỞ DÀI – Bài thơ thứ 70, trong tập thơ:
Nắng của chiều vàng hơn nắng mai
Tóc của người mềm hơn sương phai
Có đôi chim ngủ hoài trong lá
Không hiểu vì đâu cứ thở dài.
Hương của chiều vương hương đêm trầm
Sương của chiều chờ ai chưa tan
Có bàn chân của mùa thu cũ
Bước nhẹ nhàng đau chiếc lá vàng
Tôi nghe đêm thở từ xa vắng
Tôi nghe chiều đi từ mênh mông
Và hoa đã nở từ muôn kiếp
Đã rót vào thơ đoá lệ hồng
Nắng bỗng vàng, vàng trong mắt ai
Sương cũng vàng, vàng theo nắng phai
Tôi nghe trong gió lời thao thiết
Hiu hắt buồn như tiếng thở dài.
Mặc dù là HIU HẮT BUỒN NHƯ TIẾNG THỞ DÀI, nhưng trong bài thơ chúng ta còn thấy một thế giới vô cùng đẹp đẽ, sang trọng và hết sức tinh tế. Khi bạn nghe được:
tiếng thở dài của chim
nghe đêm thở từ xa vắng
nghe chiều đi từ mênh mông
nghe trong gió lời thao thiết,
thì bạn phải là một người có một tâm hồn cực kỳ nhạy cảm. Bạn phải trở thành một kênh truyền dẫn, một kênh tiếp nhận. Bạn phải trở nên ÂM TÍNH & ĐIỀM ĐẠM hơn rất nhiều so với người bình thường, thì bạn mới có thể bước được vào ngôi đến của THƯƠNG ĐẾ, để có thể nhận biết được:
VÀ HOA ĐÃ NỞ TỪ MUÔN KIẾP
ĐÃ RÓT VÀO THƠ ĐOÁ LỆ HỒNG
NẮNG BỖNG VÀNG, VÀNG TRONG MẮT AI
SƯƠNG CŨNG VÀNG, VÀNG THEO NẮNG PHAI…
Đúng như trong bài: Thay lời tựa cho tập thơ với nhan đề TRỜI THU LÊ VĂN TRUNG, nhà thơ Tô Thẩm Huy đã viết:
« Trời thu của người thi sĩ tài hoa, đa tình ấy không có ở trần gian. Nó ở cõi nào trong 36 cung trời chư thiên tịnh độ, nào ai biết. Trên các cung trời Đao Lợi, Đâu Suất ấy, nơi mà chim, nước, cỏ cây,cảnh vật có là ngọc báu đẹp đẽ, nơi các chư thiên chỉ nắm tay nhau đã hỷ lạc tột cùng, e rằng có lẽ cũng chẳng xinh tươi, hứng thú hơn cõi trời thu của Đệ Nhất tài tử, thi nhân Lê Văn Trung ». – Hết trích.
Vâng, xin cảm ơn một đoạn văn dẫn dẫn nhập của nhà thơ Tô Thẩm Huy thật hay, thật đẹp nói trên, đã giúp cho tôi vô cùng háo hức trong việc thâm nhập vào TRỜI THU của THU HOANG ĐƯỜNG. Bạn có thể thấy nó rất buồn nhưng bạn có thể tìm thấy những giá trị thật BAO LA của nó. Hy vọng, trong TG tới, tôi sẽ có thêm một số bài cảm nhận về một số bài thơ của tập thơ có cái tên cũng thật đẹp, thật lãng mạn đó là THU HOANG ĐƯỜNG
Xin cảm ơn nhà thơ Lê Văn Trung, rất nhiều về một món quà thật bất ngờ này ạ. Vì nhà thơ đã rất yêu quý tôi, cho nên anh đã tự gửi tập thơ cho tôi, mà không cần hỏi ý kiến của tôi, và anh lại còn sợ tôi thất vọng về tập thơ này nữa chứ!
Xin thưa với nhà thơ LVT là: em không những không thất vọng mà còn vô cùng sung sướng khi được đọc những bài thơ của tập thơ này, sung sướng đến cái mức như mình đang được sống trong cõi trời thu của một nhà thơ có một tâm hồn thuần khiết trong sáng hiếm có của thơ ca VN, sau Hàn Mặc Tử.
LÊ VĂN CHUNG.
No comments:
Post a Comment