KHÚC TÌNH CA LẶNG LẼ -
nhà thơ TRUNG LÊ
Tôi thuộc lớp người phong sương cũ nên thường chép những câu thơ hay vào những quyển vở học trò. Thói quen đó bây giờ vẫn vậy. Có một lợi ích thực tế là chữ đẹp. Còn lợi ích về cảm xúc thì nhiều lắm! Và bài thơ dưới đây nằm trong tập Nhật Ký Thơ đó. //// Quý vị có thấy là nhà thơ đặt CÂU HỎI mà không đặt dấu CHẤM HỎI không? Không có! Chính là nhờ điều này mà biên độ không gian và thời gian trong bài thơ được mở rộng-VÔ BIÊN! Và cũng nhờ thế mà nhà thơ và dòng sông cũng là NHẤT THỂ. Tinh tế hơn nữa là, chiều HIỆN TẠI và chiều THIÊN CỔ lại cùng hiện diện trong một không gian phi vật lý cổ điển. Không gian & Thời Gian, Con Người & Vũ Trụ, Ảo & Thực ... trong thơ Trung Lê được hình thành từ CẢM XÚC THẬT và CẢM THỨC MỸ HỌC tự nhiên. Đó là chỉ dấu của một nhà thơ lớn.//// Nhà thơ đã dùng chữ EM để gọi ai? Gọi dòng sông? Hay một bóng dáng xưa? Hay cả hai? Chữ EM giản dị ấy - trong bài thơ này chính là TỪ NGỮ ĐẸP NHẤT! Ai lãng quên? Lãng quên điều gì? Tại sao lại chảy giữa mênh mông? Cô đơn hay cô độc? Sao TÔI lại đón EM nơi bóng chiều thiên cổ? Vâng - là vì một tình yêu! Cuối cùng cho một tình yêu! //// Bài thơ mà tình ý và tứ thơ còn nhiều điều chưa nói hết. Sâu thẳm. Để lại một nỗi mênh mang buồn vui, nhưng tươi sáng! //// Xin cám ơn nhà thơ Trung Lê. Xin cám ơn quý thân hữu và các bạn. Kính chúc ngày mới bình an.
Trân trọng.
Hoàng Anh Dũng
No comments:
Post a Comment