Thay Cho Lời
Cảm Ơn Người Tặng Sách
Tập thơ DẠ KHÚC – nhà thơ Lê Văn Trung
Viết ngắn Nguyễn Đại Hoàng
****
1.
Tập thơ Dạ Khúc do chính tác giả đề tặng ngày 25 tháng 2 năm 2023, gởi đi từ Đà Nẵng – sáng nay ngày 4 tháng 3 đã được các bạn trẻ đem đến cho tôi nơi chốn tùng lâm.
Một tập thơ dày dặn trên 220 trang với gần 150 bài thơ do Thư Ấn Quán phát hành năm 2023.
Đây là tập thơ mới nhất của Lê Văn Trung - sau 4 tập trước đây – Cát Bụi Phận Người-2006; Bi Khúc-2010; Thu Hoang Đường – 2018; Biệt Khúc 2020.
Vậy là sau 17 năm nhà thơ Lê Văn Trung đã cho ra đời 5 tập thơ!
Điều đó thật đáng ngạc nhiên khi chúng ta biết rằng nhà thơ đã sắp chạm ngưỡng tuổi 80!
-Tại sao lại ngạc nhiên? Bởi nhiều tác giả còn có số tập thơ vượt xa con số 5 trong cùng thời gian cơ đấy!
-Không! Tôi ngạc nhiên là bởi vì, sau hơn 50 năm, tập thơ mới nhất của Lê Văn Trung – vẫn cho thấy một hồn thơ nồng nàn da diết mãnh liệt và trẻ trung như thuở nào…..
Hãy nhớ là nhà thơ Lê Văn Trung đã thành danh từ trước năm 1975 các bạn nhé!
-Nghĩa là….
-Vâng! Tôi biết thế bởi vì tôi đã đọc Lê Văn Trung khá nhiều – những tập thơ và những truyện ngắn – của nhà thơ nhà giáo xứ Quảng này.
-Cho tụi em nghe một số bài thơ được không?
-Bài thơ thì e rằng không nhớ hết, nhưng vài dòng thơ tiêu biểu thì được!
2.
+Trong Cát Bụi Phận Người – năm 2006- có bài thơ Chợ Nghèo – trích:
ngày qua ngày lại ngày qua
tôi cùng em đẩy xe ra chợ nghèo
chở đầy xe nỗi gieo neo
MUA LONG ĐONG BÁN BỌT BÈO QUẨN QUANH
-Vâng! Chỉ một vài câu thơ đã hiển lộ được tình chồng nghĩa vợ trong
gieo neo buổi ấy!
Hay bài Tôi Và Em – trích:
Xương thịt dẫu tàn phai đời gỗ mục
giọt lệ ngàn năm hằng đọng giữa tim người
đá sỏi còn đau ứa tràn nước mắt
EM LÀ AI MÀ KHÔNG THẤY NGẬM NGÙI
Và chính thân phận của tác giả trong Sẽ Có Lúc – trích:
Ôi kim cổ qua muôn ngàn giông bão
TA BẠC ĐẦU TƠI TẢ ÁO THANH XUÂN
-Những vần thơ sống động! Như vẽ nên cảnh, như viết nên tình….
-Vâng! Chỉ là những từ ngữ giản dị, nhưng đã biến thành một TÂM HỒN trong thơ Lê Văn Trung!
+Trong THU HOANG ĐƯỜNG – 2018; có những dòng thơ thiệt là “hoang đường”
như:
Nắng của chiều vàng hơn nắng mai
Tóc của người mềm hơn sương phai
Có đôi chim ngủ hoài trong lá
KHÔNG HIỂU VÌ ĐÂU CỨ THỞ DÀI…
-Hoang đường mà hơn cả thực!
-Các bạn có biết AI THỞ DÀI không? Nhà thơ hay đôi chim? Dấu ba chấm (….) cuối câu rất diệu kỳ! Hay là :
Xin là thu tôi vàng như cơn mộng
TÔI VÀNG NHƯ MÀU MẮT ĐẮM TRONG SƯƠNG
Các bạn có phân biệt được THU TÔI và TÔI không? Có tưởng tượng được MÀU MẮT ĐẮM TRONG SƯƠNG không?
Vâng đấy lại là một bức hoạ mùa Thu và tình Thu hết sức là “hoang đường” kỳ diệu!
Còn nữa:
Em ƯỚP tàn phai vào viễn mộng
Ta UỐNG tàn phai mà buốt long
-Quá tuyệt vời thưa thầy! Thế còn Biệt Khúc?
-Như trên đã nói- tôi chỉ nhớ thơ thôi – chứ không nhớ bài thơ tên gì – các bạn thông cảm nhé.
Tập Biệt Khúc có nhiều câu thần sầu vi diệu lắm! Chẳng hạn:
Ta về QUẨN trước QUANH sau
Nhìn đâu CŨNG TIẾC MỘT MÀU QUÊ HƯƠNG
Các bạn có biết vì sao nhà thơ không viết – Ta về quanh quẩn trước sau – quen thuộc hơn, mà lại viết “quẩn trước quanh sau” không?
Một bạn trẻ trả lời:
-Câu thơ của thầy Lê Văn Trung cho thấy sự bối rối bồi hồi man mác – mà hai chữ “quanh quẩn” bình thường – không thể nào gợi được!
-Vậy MÀU quê hương là màu gì?
-Dạ, chữ MÀU này có nghĩa gần với nghĩa NÉT nhiều hơn. Gần với BÓNG DÁNG, hay HÌNH BÓNG quê hương hơn. Nhưng đồng thời cũng thể hiện được SẮC ĐỘ của cảnh vật quê nhà. Đó là những ĐẶC TRƯNG của đất nước mình!
-Vì sao nhà thơ lại dùng chữ TIẾC?
-Tiếc vì quê hương XƯA và NAY đã khác! Không chỉ khác về cảnh vật mà còn khác về lòng người!
3.
Một trong hai bạn trẻ đem tập thơ DẠ KHÚC đến cho tôi bảo:
-Thầy có thể bình luận về tập thơ Dạ Khúc này của thầy Lê Văn Trung được không?
Tôi cười mà bảo rằng:
-Một tập thơ gần 150 bài – làm sao mà có thể bình luận ngay bây giờ được chứ!
Nhưng đọc qua một số bài thơ tôi thấy chủ đề Tình Yêu nổi lên rất rõ. Màu tình yêu đã hoá màu Trăng sáng!
Và bài thơ Câu Chuyện Tình Yêu là tiêu biểu – với những câu thơ đẹp đến rợn người:
CÂU CHUYỆN TÌNH YÊU
Câu chuyện tình yêu là chuyện của dòng sông
lời tình tự chảy mềm như lụa
chảy thao thiết qua những bình nguyên xanh ngát
như lòng em chảy biếc một màu thu
Như tiếng hát em vời vợi giữa cơn mơ
câu chuyện tình yêu là câu chuyện kể bằng thơ
như thần thoại, như ảo huyền cổ tích
câu chuyện tình yêu là câu chuyện kể bằng nước mắt
Có nỗi hân hoan có nỗi muộn phiền
có nỗi nhớ nhung xao xác bập bềnh
câu chuyện tình yêu là chuyện của những con đường
nhuộm vàng thắm áo chiều xưa lụa mỏng
là câu chuyện của gió của mưa của vòng tay ảo mộng
Của tóc nhung huyền của mắt sương phai
của rưng rưng từng ngón nhỏ bàn tay
cầm chiếc lá thả bay về xa thẳm
Cầm nỗi nhớ thả bay mùa nguyệt lặn
cầm câu thơ thơm ngát thịt da người
ôi những con đường chạy suốt hồn tôi
còn in mãi dấu chân tình rêu biếc
Tôi trải thơ mình như cỏ thơm như rượu nồng như cơn mơ diễm tuyệt
tôi trải hồn tôi lên nỗi nhớ hoang đường
tôi trải chiều tôi xanh ngát những hoàng hôn
trời đất dâng hoa đẹp mùa hôn phối
tôi sẽ về theo con đường của câu chuyện tình diệu vợi
Câu chuyện tình yêu là chuyện của những giấc mơ.
----
Hay là bài THƠ TÌNH – với những dòng triết lý mơ màng đẹp đẽ và du dương trầm bổng như bản Dạ Khúc Dưới Trăng của nhạc sỹ thiên tài người Áo Franz Schubert (1797- 1828).
THƠ TÌNH
Không nghĩ đó là bài thơ tình em viết cho tôi
Không nghĩ đó là những ưu phiền
tan vữa trong em
Không nghĩ đó là những nhắn gửi hắt hiu trong nỗi niềm ray rức tàn phai
Tôi vẫn mơ hồ nhìn ra ở đâu đó
một đóa hồng mới nở
Nên cho dù trên con đường cô độc lẻ loi
Tôi vẫn bước đi với bụi đời ấm áp bám vào tôi những nỗi niềm những suy tư những đợi chờ những mong ngóng
Có thể em chỉ là
Có thể tình yêu cũng chỉ là
Có thể lòng tôi cũng chỉ là
Ai làm sao biết được
Cái còn lại cái mất đi cái tan hòa cái trôi chảy
Trên những dòng sông tôi những dòng sông em những ngày mưa tháng nắng
những giông bão triền miên
Có thể tất cả cũng chỉ là
Những lơ lửng sương khói
Những mỏng mảnh phù vân
Chúng ta đang đứng giữa đời này
Mà chẳng biết mình đang ở đâu
Chúng ta đang khóc ở nơi này
Giọt lệ nào còn đọng dưới mộ sâu?
4.
Trên đây chỉ là bản ghi lại cuộc trao đổi ngắn giữa tôi và các bạn trẻ, một cách sơ lược về nhà thơ Lê Văn Trung.
Và bài viết này như thay lời cảm ơn gởi đến tác giả.
Một lần nữa xin cảm ơn nhà thơ Lê Văn Trung đã gởi tặng sách. Xin cảm ơn các bạn trẻ đã vượt đường xa đem sách đến cho tôi. Xin cảm ơn quý thân hữu và các bạn.
Kính chúc quý thân hữu và quý vị những ngày nghỉ cuối tuần được nhiều sức khoẻ và niềm vui.
Trân trọng.
NGUYỄN ĐẠI HOÀNG
Tập thơ DẠ KHÚC – nhà thơ Lê Văn Trung
Viết ngắn Nguyễn Đại Hoàng
****
1.
Tập thơ Dạ Khúc do chính tác giả đề tặng ngày 25 tháng 2 năm 2023, gởi đi từ Đà Nẵng – sáng nay ngày 4 tháng 3 đã được các bạn trẻ đem đến cho tôi nơi chốn tùng lâm.
Một tập thơ dày dặn trên 220 trang với gần 150 bài thơ do Thư Ấn Quán phát hành năm 2023.
Đây là tập thơ mới nhất của Lê Văn Trung - sau 4 tập trước đây – Cát Bụi Phận Người-2006; Bi Khúc-2010; Thu Hoang Đường – 2018; Biệt Khúc 2020.
Vậy là sau 17 năm nhà thơ Lê Văn Trung đã cho ra đời 5 tập thơ!
Điều đó thật đáng ngạc nhiên khi chúng ta biết rằng nhà thơ đã sắp chạm ngưỡng tuổi 80!
-Tại sao lại ngạc nhiên? Bởi nhiều tác giả còn có số tập thơ vượt xa con số 5 trong cùng thời gian cơ đấy!
-Không! Tôi ngạc nhiên là bởi vì, sau hơn 50 năm, tập thơ mới nhất của Lê Văn Trung – vẫn cho thấy một hồn thơ nồng nàn da diết mãnh liệt và trẻ trung như thuở nào…..
Hãy nhớ là nhà thơ Lê Văn Trung đã thành danh từ trước năm 1975 các bạn nhé!
-Nghĩa là….
-Vâng! Tôi biết thế bởi vì tôi đã đọc Lê Văn Trung khá nhiều – những tập thơ và những truyện ngắn – của nhà thơ nhà giáo xứ Quảng này.
-Cho tụi em nghe một số bài thơ được không?
-Bài thơ thì e rằng không nhớ hết, nhưng vài dòng thơ tiêu biểu thì được!
+Trong Cát Bụi Phận Người – năm 2006- có bài thơ Chợ Nghèo – trích:
tôi cùng em đẩy xe ra chợ nghèo
chở đầy xe nỗi gieo neo
MUA LONG ĐONG BÁN BỌT BÈO QUẨN QUANH
Hay bài Tôi Và Em – trích:
giọt lệ ngàn năm hằng đọng giữa tim người
đá sỏi còn đau ứa tràn nước mắt
EM LÀ AI MÀ KHÔNG THẤY NGẬM NGÙI
TA BẠC ĐẦU TƠI TẢ ÁO THANH XUÂN
-Vâng! Chỉ là những từ ngữ giản dị, nhưng đã biến thành một TÂM HỒN trong thơ Lê Văn Trung!
Tóc của người mềm hơn sương phai
Có đôi chim ngủ hoài trong lá
KHÔNG HIỂU VÌ ĐÂU CỨ THỞ DÀI…
-Các bạn có biết AI THỞ DÀI không? Nhà thơ hay đôi chim? Dấu ba chấm (….) cuối câu rất diệu kỳ! Hay là :
Xin là thu tôi vàng như cơn mộng
Các bạn có phân biệt được THU TÔI và TÔI không? Có tưởng tượng được MÀU MẮT ĐẮM TRONG SƯƠNG không?
Vâng đấy lại là một bức hoạ mùa Thu và tình Thu hết sức là “hoang đường” kỳ diệu!
Em ƯỚP tàn phai vào viễn mộng
Ta UỐNG tàn phai mà buốt long
-Như trên đã nói- tôi chỉ nhớ thơ thôi – chứ không nhớ bài thơ tên gì – các bạn thông cảm nhé.
Nhìn đâu CŨNG TIẾC MỘT MÀU QUÊ HƯƠNG
Các bạn có biết vì sao nhà thơ không viết – Ta về quanh quẩn trước sau – quen thuộc hơn, mà lại viết “quẩn trước quanh sau” không?
Một bạn trẻ trả lời:
-Câu thơ của thầy Lê Văn Trung cho thấy sự bối rối bồi hồi man mác – mà hai chữ “quanh quẩn” bình thường – không thể nào gợi được!
-Vậy MÀU quê hương là màu gì?
-Dạ, chữ MÀU này có nghĩa gần với nghĩa NÉT nhiều hơn. Gần với BÓNG DÁNG, hay HÌNH BÓNG quê hương hơn. Nhưng đồng thời cũng thể hiện được SẮC ĐỘ của cảnh vật quê nhà. Đó là những ĐẶC TRƯNG của đất nước mình!
-Vì sao nhà thơ lại dùng chữ TIẾC?
-Tiếc vì quê hương XƯA và NAY đã khác! Không chỉ khác về cảnh vật mà còn khác về lòng người!
Một trong hai bạn trẻ đem tập thơ DẠ KHÚC đến cho tôi bảo:
-Thầy có thể bình luận về tập thơ Dạ Khúc này của thầy Lê Văn Trung được không?
Tôi cười mà bảo rằng:
-Một tập thơ gần 150 bài – làm sao mà có thể bình luận ngay bây giờ được chứ!
Nhưng đọc qua một số bài thơ tôi thấy chủ đề Tình Yêu nổi lên rất rõ. Màu tình yêu đã hoá màu Trăng sáng!
Và bài thơ Câu Chuyện Tình Yêu là tiêu biểu – với những câu thơ đẹp đến rợn người:
Câu chuyện tình yêu là chuyện của dòng sông
lời tình tự chảy mềm như lụa
chảy thao thiết qua những bình nguyên xanh ngát
như lòng em chảy biếc một màu thu
Như tiếng hát em vời vợi giữa cơn mơ
câu chuyện tình yêu là câu chuyện kể bằng thơ
như thần thoại, như ảo huyền cổ tích
câu chuyện tình yêu là câu chuyện kể bằng nước mắt
Có nỗi hân hoan có nỗi muộn phiền
có nỗi nhớ nhung xao xác bập bềnh
câu chuyện tình yêu là chuyện của những con đường
nhuộm vàng thắm áo chiều xưa lụa mỏng
là câu chuyện của gió của mưa của vòng tay ảo mộng
Của tóc nhung huyền của mắt sương phai
của rưng rưng từng ngón nhỏ bàn tay
cầm chiếc lá thả bay về xa thẳm
Cầm nỗi nhớ thả bay mùa nguyệt lặn
cầm câu thơ thơm ngát thịt da người
ôi những con đường chạy suốt hồn tôi
còn in mãi dấu chân tình rêu biếc
Tôi trải thơ mình như cỏ thơm như rượu nồng như cơn mơ diễm tuyệt
tôi trải hồn tôi lên nỗi nhớ hoang đường
tôi trải chiều tôi xanh ngát những hoàng hôn
trời đất dâng hoa đẹp mùa hôn phối
tôi sẽ về theo con đường của câu chuyện tình diệu vợi
Câu chuyện tình yêu là chuyện của những giấc mơ.
----
Hay là bài THƠ TÌNH – với những dòng triết lý mơ màng đẹp đẽ và du dương trầm bổng như bản Dạ Khúc Dưới Trăng của nhạc sỹ thiên tài người Áo Franz Schubert (1797- 1828).
Không nghĩ đó là bài thơ tình em viết cho tôi
Không nghĩ đó là những ưu phiền
tan vữa trong em
Không nghĩ đó là những nhắn gửi hắt hiu trong nỗi niềm ray rức tàn phai
Tôi vẫn mơ hồ nhìn ra ở đâu đó
một đóa hồng mới nở
Nên cho dù trên con đường cô độc lẻ loi
Tôi vẫn bước đi với bụi đời ấm áp bám vào tôi những nỗi niềm những suy tư những đợi chờ những mong ngóng
Có thể em chỉ là
Có thể tình yêu cũng chỉ là
Có thể lòng tôi cũng chỉ là
Ai làm sao biết được
Cái còn lại cái mất đi cái tan hòa cái trôi chảy
Trên những dòng sông tôi những dòng sông em những ngày mưa tháng nắng
những giông bão triền miên
Có thể tất cả cũng chỉ là
Những lơ lửng sương khói
Những mỏng mảnh phù vân
Chúng ta đang đứng giữa đời này
Mà chẳng biết mình đang ở đâu
Chúng ta đang khóc ở nơi này
Giọt lệ nào còn đọng dưới mộ sâu?
Trên đây chỉ là bản ghi lại cuộc trao đổi ngắn giữa tôi và các bạn trẻ, một cách sơ lược về nhà thơ Lê Văn Trung.
Và bài viết này như thay lời cảm ơn gởi đến tác giả.
Một lần nữa xin cảm ơn nhà thơ Lê Văn Trung đã gởi tặng sách. Xin cảm ơn các bạn trẻ đã vượt đường xa đem sách đến cho tôi. Xin cảm ơn quý thân hữu và các bạn.
Kính chúc quý thân hữu và quý vị những ngày nghỉ cuối tuần được nhiều sức khoẻ và niềm vui.
Trân trọng.
NGUYỄN ĐẠI HOÀNG
No comments:
Post a Comment