HỢP XƯỚNG
VÀNG HOA
Bài thơ của Lê Văn Trung
Lê Văn Chung
Trong một bài phát biểu của mình, Friedrich Wilhelm Nietzsche (1844 – 1900), một triết gia người Đức có nói: « Thảm hoạ lớn nhất sẽ
rơi xuống nhân loại vào cái ngày mà tất cả những con người mơ mộng đều biến mất».
Toàn thể sự tiến hoá của nhân loại là nhờ con người đã mơ mộng về nó – những sự
tiến hoá. Những gì là mơ mộng của ngày hôm qua sẽ trở thành hiện thực trong hôm
nay, và những gì hãy còn là mơ mộng hôm nay sẽ trở thành hiện thực vào ngày mai.
Tất cả các thi sĩ, nhạc sĩ, hoạ sĩ, văn sĩ... và các nhà huyền môn, họ đều là những con người mơ mộng. Trong thực tế,
tính sáng tạo chính là sản phẩm phụ của sự mơ mộng. Tuy nhiên bạn cần phân biệt
giữa mộng mơ của thi sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhà huyền môn, hay vũ
công với sự mộng mơ của một tâm trí bệnh hoạn về mặt tâm lý, những bệnh nhân
tâm thần. Những kẻ mất trí cũng có sự mơ mộng đấy. Nhưng giấc mơ đó sẽ huỷ hoại
anh ta. Còn những con người sáng tạo như các nhà thơ, nhà văn, nhà huyền môn
cũng mộng mơ, nhưng giấc mơ của họ sẽ làm cho thế giới này, nhân loại này thêm
giàu đẹp hơn lên. Những giấc mơ của họ không hề bệnh hoạn, ngược lại chúng còn
thật sự lành mạnh. Toàn bộ sự tiến hóa và ý thức của con người đều phụ thuộc
vào những mộng mơ như thế.
Tập thơ DẠ KHÚC của nhà thơ Lê Văn Trung, vừa gửi tặng cho tôi, dường
như là một tập thơ về những giấc mơ của chính tác giả, mỗi bài thơ giống như
một bản nhạc, một giai điệu của một giấc mơ nào đó về Tình Yêu của con người
trong cõi nhân sinh này. Với148 bài thơ, thì bài thơ nào cũng nói về GIẤC MƠ.
Chẳng hạn, bài thơ HỢP XƯỚNG HOA VÀNG, bài thơ thứ 140 trong tập thơ này cũng
là một bài thơ rất tuyệt diệu nói về một giấc mơ của thi nhân.
Khổ thơ đầu:
Sáng nay trong
vườn nhà tôi
Những bông hoa dại vàng lên rực rỡ quá
Tôi bỗng thấy mình như khách lạ
Mới tinh khôi từ câu hỏi tiếng chào.
Dường như khổ thơ đã mô tả ý nghĩa của sự thức tỉnh của Ý THỨC, ta tạm
gọi nó là Ý THỨC GIÁC NGỘ, mặc dù gọi như thế là trùng lặp, bởi vì cả hai từ
này đều có cùng một ý nghĩa – « Giác ngộ » & « Ý thức ». Vì vậy, không cần
phải sử dụng hai từ, chỉ đơn giản ý thức là đủ. Tuy nhiên, bình thường hầu hết
chúng ta là PHI Ý THỨC, rất ý người đạt đến được cảnh giới của Ý thức, cho nên
chúng ta muốn nhấn mạnh một điều rằng, tác giả của bài thơ, nhà thơ LVT đã và
đang trên hành trình đi tới sự giác ngộ. Nếu bạn đang trên hành trình đúng tới
sự giác ngộ, bạn sẽ cảm nhận điều đó bằng nhiều cách. Nó giống như bạn đang tới
một khu vườn của chính mình / SÁNG NAY TRONG VƯỜN NHÀ TÔI. Đó chính là một sự
xác nhận rằng: Đó là khu vườn nhà tôi, không phải là khu vườn nhà bạn, và càng
không phải là khu vườn chung của tất cả mọi người, như kiểu vườn hoa, công
viên, vườn bách thú của cõi nhân gian. Bạn có thể đọc nhưng câu thơ trên, nhưng
bạn có thể không thể hình dung được một khu vườn như thế, bởi vì nó không phải
là khách quan mà nó mang tính chủ quan của thi sĩ. Chỉ những người đã thức
tỉnh, đã trải nghiệm mới biết được: Những bông hoa dại vàng lên rực rỡ quá
Bỗng nhiên thấy mình như người khách lạ
Mới tinh khôi từ câu hỏi tiếng chào.
Cuộc đời bắt đầu có ý nghĩa, có niềm vui; nó không còn thông thường nữa.
Thậm chí những điều thông thường cũng không còn là thông thường nữa mà chúng
bắt đầu phát ra một cái gì đó phi thường. Chỉ có những bông hoa dại thôi mà con
người đã xúc động, cảm thấy nó giống như những bông hoa VÀNG LÊN RỰC RỠ QUÁ,
giống như chúng đang nhảy múa. Những câu hỏi, tiếng chào thông thường, nay bỗng
trở nên mới tinh khôi như những lời cầu nguyện.
Khổ thơ thứ hai:
Như bỗng nhiên
em về đẹp như chiêm bao
Đẹp man dại như hoa vàng buổi sớm
Như hạt sương long lanh trên mắt tình rực sáng
Và hồn tôi thơ như lụa mượt mà
Bóng mây vàng, vàng hơn những nụ hoa
Nắng nhung gấm gửi lời nồng hương sắc
Có con bướm vàng không bay mà đậu hoài trên tóc
Và hồn tôi cũng nhịp cánh hoa vàng
Bỗng nhiên em về giấc mơ nhẹ như bông
Chân hồng nở êm trên hồn cỏ biếc
Trời đất cũng sững sờ
Nghìn năm em nhan sắc
Nghìn năm thơ vi diệu ngợi ca
Em đã về trên những nụ hoa
Vàng rực rỡ vàng ru lời tình tự.
Một khổ thơ tuyệt diệu, siêu dài, không có ranh giới, nó chứng tỏ một
điều rằng: Ý thức là sự cởi mở, ý thức là rộng lớn, ý thức giống như bầu trời
không có ranh giới. Tình yêu bắt đầu tuôn chảy nhiều hơn mà không vì bất cứ lý
do nào, chỉ vì con người nhìn thấy niềm vui của nó. Con người bắt đầu cảm nhận
âm nhạc, giai điệu nhiều hơn; sự hoà hợp tuyệt vời được cảm nhận từ bên trong.
Mọi thứ bắt đầu biến thành toàn bộ duy nhất, những mảnh vỡ bắt đầu biến thành
sự hợp nhất. Dạng hoà hợp huyền bí bắt đầu xuất hiện bên trong, con người giống
như LINH HỒN, không có thân thể
VÀ HỒN TÔI THƠ NHƯ LỤA MƯỢT MÀ…
VÀ HỒN TÔI CŨNG NHỊP CÁNH HOA VÀNG.
Đó là tín hiệu, Tình yêu thứ hai, tình yêu của thân PHÚC LẠC xuất hiện.
Tình yêu thứ nhất là tình yêu của thể xác, đó là tình dục – sự mê đắm của cơ
thể. Nó không có chiều sâu, nó sâu trong chừng mức có liên quan tới cơ thể vật
lý. Đó là những gì mà hầu hết những người bình thường chúng ta gọi là Tình yêu,
nhưng thực ra nó chỉ là sự rơi vào tình yêu mà thôi. Đúng vậy đó là sự rơi vào.
Nhưng tình yêu của thân phúc lạc, không phải là sự rơi vào. Đó là một sự tĩnh
lặng, một sự đọng lại. Con người ta khi đó không rơi vào – Mà thay vào đó, bạn
trở nên bén rễ, được tiếp đất. Bạn mất đi mọi dao động, bạn mất đi mọi con
sóng, bạn trở thành một vực sâu im lặng. Tình yêu đó nên được gọi là CẦU
NGUYỆN. Bạn dâng lên trong nó, bạn không bao giờ rơi vào nó. Tình yêu đầu tiên
là chuyện rơi vào. Tình yêu thứ hai là sự điều hoà, một nền tảng, một sự định
tâm, là sự dâng lên bầu trời - nó cho bạn đôi cánh
BỖNG NHIÊN EM VỀ GIẤC MƠ NHẸ NHƯ BÔNG
CHÂN HỒNG NỞ ÊM TRÊN NỀN CỎ BIẾC
TRỜI ĐẤT CŨNG SỮNG SỜ
NGHÌN NĂM EM NHAN SẮC
NGHÌN NĂM THƠ VI DIỆU NGỢI CA
EM ĐÃ VỀ TRÊN NHỮNG NỤ HOA
VÀNG RỰC RỠ VÀNG RU LỜI TÌNH TỰ.
Đây chính là lời lẽ của một người BIẾT về sự thật bên trong tâm thức của
chính mình. Sự thật đó không thể được nghĩ về; nó phải được nhìn thấy. Đó là
vấn đề đạt được viễn cảnh mới, về đôi mắt mở rộng mới. Đôi mắt bình thường
không thể như vậy, nó chỉ nhìn ra bên ngoài. Ẩn giấu ngay phía sau đôi mắt đó
là khả năng nhìn vào bên trong. Con người trở thành nhà tiên tri khi họ bắt đầu
nhìn vào bên trong tâm thức của mình. Và nhìn vào bên trong là cách duy nhất để
biết chính mình, biết đấng cao cả linh thiêng, biết sự thật của thực tại con
người. Để có thể đánh thức người phụ nữ bên trong bạn, đánh thức tâm thức của
bạn, đánh thức sự duyên dáng của bạn, đánh thức vẻ đẹp của bạn
NGHÌN NĂM EM NHAN SẮC
NGHÌN NĂM THƠ VI DIỆU NGỢI CA.
Đây chính là những từ ngữ mang tính biểu tượng. Tác giả đã sử dụng hình
ảnh nhân vật EM, hình ảnh người phụ nữ để đại diện cho tâm hồn con người, cho
tâm thức của bạn bởi vì chỉ có những phẩm chất nữ tính này mới đúng là những
đặc tính TÂM LINH. Vẻ đẹp là nữ tính, sự trung thực là nữ tính, sự chân thành là
nữ tính; và tất cả những gì tuyệt vời bên trong tâm thức của bạn đều là nữ
tính.
Hai khổ thơ cuối:
Tôi bỗng dưng
lòng như lòng viễn xứ
Trở về đây mới quá áo mùa xanh
Sững sờ gì mà đôi mắt quá long lanh
Hình như đâu đây ai vừa trỗi khúc nhạc tình
Ngàn hoa dại vàng ươm ngàn hợp xướng.
Tôi bỗng dưng lòng như lòng viễn xứ, con người bỗng dưng thấy mình không
thể tách rời khỏi toàn bộ sự tồn tại, bởi sự tồn tại là bất tận và cũng chẳng
có bến bờ nào để bạn có thể đứng riêng ra mà ngắm sự tồn tại. Cho dù bạn ở đâu,
bạn cũng sẽ là một phần của toàn thể sự tồn tại. Một phần trong con người bạn ở
dãy Hymalayas, một phần ở trên các vì sao, một phần ở trong những bông hoa
hồng, một phần ở trong con chim đang tung cánh, và một phần đang ngự trong màu
xanh của cây cối. Con người dường như lan toả ra khắp nơi LÒNG VIỄN XỨ, để hoà nhập vào sự mênh mông của
cuộc sống, sự mênh mông đó sẽ tạo nên NGÀN LỜI HỢP XƯỚNG. Tất cả cùng thở chung
một bầu không khí, cùng là một phần của dàn nhạc giao hưởng. Đây cũng là một trải
nghiệm tuyệt vời của nhà thơ – Đừng gọi đó là MƠ MỘNG, bởi vì từ mơ mộng nhiều
khi bị người đời gán cho một ý nghĩa hết sức sai lệch; nếu không thì nó đã là
một trong những từ đẹp nhất, thi vị nhất của đời sống con người.
Xin các bạn đừng gọi đó là mơ mộng, mà đây chính là thực tại. Thực tại đẹp hơn bất kỳ giấc mơ nào. Thực tại phiêu diêu hơn, rực rỡ hơn, hân hoan hơn và nhiều vũ điệu hơn sức tưởng tượng của bạn.
LÊ VĂN CHUNG
Bài thơ của Lê Văn Trung
Những bông hoa dại vàng lên rực rỡ quá
Tôi bỗng thấy mình như khách lạ
Mới tinh khôi từ câu hỏi tiếng chào.
Bỗng nhiên thấy mình như người khách lạ
Mới tinh khôi từ câu hỏi tiếng chào.
Khổ thơ thứ hai:
Đẹp man dại như hoa vàng buổi sớm
Như hạt sương long lanh trên mắt tình rực sáng
Và hồn tôi thơ như lụa mượt mà
Bóng mây vàng, vàng hơn những nụ hoa
Nắng nhung gấm gửi lời nồng hương sắc
Có con bướm vàng không bay mà đậu hoài trên tóc
Và hồn tôi cũng nhịp cánh hoa vàng
Bỗng nhiên em về giấc mơ nhẹ như bông
Chân hồng nở êm trên hồn cỏ biếc
Trời đất cũng sững sờ
Nghìn năm em nhan sắc
Nghìn năm thơ vi diệu ngợi ca
Em đã về trên những nụ hoa
Vàng rực rỡ vàng ru lời tình tự.
VÀ HỒN TÔI CŨNG NHỊP CÁNH HOA VÀNG.
CHÂN HỒNG NỞ ÊM TRÊN NỀN CỎ BIẾC
TRỜI ĐẤT CŨNG SỮNG SỜ
NGHÌN NĂM EM NHAN SẮC
NGHÌN NĂM THƠ VI DIỆU NGỢI CA
EM ĐÃ VỀ TRÊN NHỮNG NỤ HOA
VÀNG RỰC RỠ VÀNG RU LỜI TÌNH TỰ.
NGHÌN NĂM THƠ VI DIỆU NGỢI CA.
Trở về đây mới quá áo mùa xanh
Sững sờ gì mà đôi mắt quá long lanh
Hình như đâu đây ai vừa trỗi khúc nhạc tình
Ngàn hoa dại vàng ươm ngàn hợp xướng.
Xin các bạn đừng gọi đó là mơ mộng, mà đây chính là thực tại. Thực tại đẹp hơn bất kỳ giấc mơ nào. Thực tại phiêu diêu hơn, rực rỡ hơn, hân hoan hơn và nhiều vũ điệu hơn sức tưởng tượng của bạn.
No comments:
Post a Comment